Điều chỉnh răng khểnh- Răng khểnh đối với quan niệm của người châu Á là một nét duyên mà ai có nó là người may mắn. Tuy nhiên, có một số trường hợp răng khểnh mọc lệch làm cho tính thẩm mỹ không còn, thay vào đó là việc vệ sinh răng miệng khó khăn. Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, niềng răng khểnh đã ra đời và khắc phục hiệu quả khuyết điểm răng miệng này.
Có nên niềng răng khểnh không?
Răng khểnh còn được gọi là răng nanh có vai trò xé thức ăn, răng khểnh làm cho người sở hữu có nụ cười duyên hơn, chính vì vậy khi đề cập đến vấn đề niềng răng khểnh nhiều người vẫn còn băn khoăn.
![]() |
Răng khểnh mang lại nụ cười duyên |
Để mang đến cho bạn một câu trả lời chính xác, chúng tôi sẽ phân tích một số bất lợi mà răng khểnh đem đến cho bạn như sau:
- Răng khểnh mọc lệch sẽ làm xáo trộn chức năng của các răng và sai khớp cắn.
- Làm giảm sức nhai của hàm.
- Khi ăn thức ăn sẽ bị nhét vào kẽ răng, vệ sinh răng miệng khó khăn là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về răng miệng như viêm nha chu, vôi răng, tiêu xương,...và làm ảnh hưởng đến các răng kế cạnh.
Vì vậy, nếu muốn có hàm răng đều đẹp thì bạn nên lựa chọn các phương pháp điều chỉnh răng khểnh như niềng răng để mang lại nụ cười tươi tắn hơn.
Niềng răng khểnh như thế nào?
Muốn có một kết quả như mong muốn, điều quan trọng là bạn phải tìm được nha khoa uy tín, có đội ngũ y bác sĩ chuyên về răng hàm mặt. Bởi vì quá trình niềng răng khểnh phức tạp nên đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải làm đúng theo quy trình chuẩn. Quá trình thực hiện niềng răng khểnh như sau:
![]() |
Niềng răng khểnh để có nụ cười tự tin hơn* |
Bước 1: Thăm khám tổng quát răng miệng, phát hiện kịp thời các bệnh về răng miệng nếu có, từ đó có phương pháp điều trị thích hợp trước khi tiến hành niềng răng. Sau khi khám, dựa vào số liệu đã có, bệnh nhân sẽ được tư vấn cách thức niềng răng cụ thể.
Bước 2: Chụp CT xương hàm để bác sĩ có số liệu cụ thể hơn về cấu trúc xương hàm cũng như cấu tạo răng bệnh nhân. Dựa vào đó phân tích thiết kế liệu trình điều chỉnh răng khểnh hợp lý và an toàn.
Bước 3: Lấy dấu hàm và thiết kế mắc cài.
Bước 4: Gắn mắc cài lên răng.
Bước 5: Theo dõi chỉnh nha và hẹn lịch khám, thông thường từ 3-4 tuần bệnh nhân sẽ đến khám 1 lần để bác sĩ theo dõi quá trình dịch chuyển của răng và điều chỉnh lực kéo mắc cài phù hợp.
Ngoài ra, trong mỗi lần tái khám, bệnh nhân sẽ được kiểm tra sức khỏe răng miệng, cạo vôi răng nếu cần thiết. Để giữ cho mắc cài không bị bung sứt, bệnh nhân nên thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Tg; Ngavvt