Trám răng là phương pháp lấp đầy các lỗ trên răng thông qua chất liệu nha khoa chuyên dụng. Kỹ thuật này nhằm cải thiện thẩm mỹ, đồng thời giúp bảo vệ tốt nhất răng miệng tránh khỏi các tác nhân gây hại bên ngoài. Hơn nữa, trám răng cũng là một trong những giải pháp áp dụng để điều trị một số bệnh lý hữu hiệu về răng.

Các trường hợp nên áp dụng trám răng

Hiện nay, trám răng là phương pháp được các chuyên gia nha khoa khuyên dùng để cải thiện thẩm mỹ và bảo vệ răng miệng khi bạn gặp phải một trong các vấn đề sau đây:
Các trường hợp nên áp dụng trám răng*
Sâu răng: Sâu răng cũng có thể do khiếm khuyết của men răng. Men răng dễ hòa tan trong acid do cấu tạo thành phần muối khoáng ở bề mặt men răng. Bề mặt men răng có nhiều trũng, rãnh sâu, dễ động thức ăn nhưng khó chải rửa sạch. Thức ăn là nguồn dinh dưỡng của vi khuẩn, sinh acid gây sâu răng tại các trũng, rãnh. 

Chấn thương: Trong các tình huống tai nạn khiến cho răng gãy hoặc vỡ thì vật liệu trám được sử dụng để tái tạo lại hình dáng ban đầu, đồng thời đảm bảo tốt chức năng nhai của răng.

Mòn răng: Chải răng sai phương pháp,chải răng quá mạnh,sử dụng bàn chải lông cứng,làm lớp men vùng cổ răng bị mòn,khuyết,lộ lớp ngà răng, gây nhạy cảm khi ăn uống đồ nóng hoặc lạnh. Khi đó người ta có thể trám vết mòn, bảo vệ lớp ngà răng.

Nhu cầu thẩm mỹ: Với những răng có màu sậm, kém thẩm mỹ, có thể sử dụng chất trám răng có màu sáng hơn để  đắp lên bề mặt răng nhằm cài thiện màu cho răng.
Răng hoàn chỉnh khỏe mạnh cho bạn nụ cười tự tin*
Trám răng phòng ngừa: Thường được áp dụng cho trẻ em khi các răng cối có trũng rãnh sâu, dễ đọng mảng bám thức ăn và khó làm sạch.

Quy trình trám răng an toàn tại nha khoa

Quy trình trám răng đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn là cách duy nhất để đạt được kết quả như mong đợi. Theo đó, người bệnh cần trải qua các bước sau:

Sửa soạn răng hỏng và xử lý bệnh lý: Sau khi được thăm khám, nha sĩ tiến hành sửa soạn răng hỏng cho bệnh nhân. Xác định ổ bệnh cần nạo vét và sử dụng dụng cụ đã được thanh trùng lấy đi chất bẩn.

Trám răng tạm thời: Nha sĩ trám miếng trám thời lên răng mang khuyết điểm sau khi đó hẹn bạn tái khám để kiểm tra xem ổ sâu đã được nạo vét hết chưa.

Tái khám và thực hiện trám răng: Sau khoảng 1 tuần, nếu vị trí khuyết điểm trên răng không có biểu hiện đau nhức gì tức là khoang miệng đã sạch. Lúc này, nha sĩ bóc miếng trám tạm thời và dùng vật liệu composite lên răng bệnh.
Thực hiện phủ một lớp chất liệu nha khoa lên răng*
Chăm sóc sau khi hàn trám và đặt lịch hẹn: Bước sau cùng của quy trình trám răng, bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân sau khi thực hiện hàn trám về cách chăm sóc răng miệng và chế độ ăn uống để miếng trám được bền chặt và hạn chế sâu răng.

Trám răng là một trong những cách phục hồi hình thể cho răng được nhiều người ưa thích bởi nhanh chóng, tiết kiệm chi phí. 
 
Top