Vì vậy, khi bị chảy máu chân răng, người bệnh nên đến thăm khám tại nha khoa uy tín. Tại đó, các bác sĩ sẽ trực tiếp khám, chẩn đoán nguyên nhân, đưa ra cách điều trị phù hợp như chữa viêm lợi, viêm nha chu, điều chỉnh lại chế độ ăn uống.
---Tham khảo thêm: niềng răng thưa giá bao nhiêu tiền
Nguyên nhân gây chảy máu chân răng
Có nhiều nguyên nhân gây chảy máu chân răng như:
- Vệ sinh răng miệng kém, mảng bám còn xót lại trên kẽ răng lâu ngày chuyển hóa thành cao răng. Nếu cao răng không được làm sạch lâu ngày sẽ tích tụ nhiều vi khuẩn, làm tổn thương mô nha chu.
- Va đập, chải răng không đúng cách khiến lợi bị chảy máu khi đánh răng. Việc này lặp lại nhiều lần khiến mô mềm ở chân răng khó phục hồi như lúc đầu. Lúc này, chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể khiến phần nướu răng chảy máu.
- Viêm lợi gây chảy máu chân răng chính là nguyên nhân chủ yếu nhất. Lợi bị viêm có màu đỏ sậm, sưng, mềm, dễ bị chảy máu, miệng thường có mùi hôi là dấu hiệu của bệnh.
- Ngoài ra, còn một số nguyên nhân như thiếu vitamin C, vitamin K và canxi, các dấu hiệu của bệnh lý cơ thể như tiểu đường, ung thư máu, xuất huyết giảm tiểu cầu, các thay đổi về nội tiết tố ở phụ nữ mang thai.
Vì sao bị chảy máu chân răng
Nên làm gì khi bị chảy máu chân răng?
Đến nha khoa thăm khám và điều trị bệnh
Chảy máu chân răng gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe răng miệng. Khi các mô nướu bị tổn thương, việc ăn nhai thường rất khó khăn. Tình trạng sưng viêm, chảy máu kéo dài có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như răng lung lay, rụng răng. Chảy máu chân răng càng nặng thì thời gian phục hồi các mô mềm càng lâu, chi phí điều trị càng cao. Vì vậy, không nên chủ quan hay tự ý điều trị tại nha mà chưa qua thăm khám.
Phòng ngừa chảy máu chân răng
- Sử dụng nước muối sinh lý, dùng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám thức ăn còn xót lại. Không sử dụng tăm, vật nhọn để xỉa răng vì có thể gây chảy máu, tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
- Sử dụng bàn chải lông mềm, kích thước vừa vặn với khoang miệng. Khi đánh răng, cần nghiêng bàn chải 45 độ, chải theo chiều dọc hoặc xoay tròn. Không chải răng theo chiều ngang vì sẽ gây mòn men răng và khiến các mạch máu dưới nướu bị tổn thương.
- Bổ sung nhiều rau củ, trái cây chứa nhiều vitamin, khoáng chất như cam quýt, cà rốt, rau cios màu xanh sẫm. Nên hạn chế các thực phẩm cứng, dai, dẻo.
- Lấy cao răng định kỳ 3-6 tháng/lần để loại bỏ mảng bám đã bị vôi hóa, các vi khuẩn gây hại nhằm tăng cường sức khỏe răng miệng.
- Nếu tình trạng chảy máu chân răng thường xuyên, liên tục nên thăm khám kịp thời, không ủ bệnh lâu.
Khi điều trị bệnh, tốt nhất nên chọn nha khoa đáng tin cậy, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao sẽ chẩn đoán đúng tình trạng của bệnh từ đó đưa ra cách điều trị phù hopwjh.
Bài viết trích nguồn tại: nangmuislinehanquoc3d.blogspot.com
Thông tin liên hệ: Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline: (+84 8) 66820346