Sâu răng ở trẻ em là một bệnh lý phổ biến mà các bậc cha mẹ không nên coi thường vì những rắc rối mà nó có thể mang lại khiến cho trẻ luôn cảm thấy khó chịu. Với bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ tổng hợp những vấn đề xung quanh bệnh sâu răng ở trẻ em mà các bậc phụ huynh nên lưu ý.

Nguyên nhân sâu răng ở trẻ em là gì?

Ăn nhiều thực phẩm, đồ uống chứa đường

Các loại thực phẩm như bánh ngọt, kẹo trái cây, sô-cô-la, trà sữa tổng hợp, các loại nước ngọt đóng chai, là món ăn ưa thích của bé. Hầu hết các bậc phụ huynh rất ít quan tâm tới thói quen ăn đồ ngọt của con, trẻ em được cho phép ăn những loại thực phẩm này có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không vệ sinh răng miệng thường xuyên. Răng bị móm nên bọc răng sứ ở đâu tốt và an toàn?

Bên cạnh đó, các thực phẩm có chất kết dính như kẹo dẻo, khoai tây, bim bim… là những đồ ăn được chế biến chủ yếu bằng tinh bột và là nguyên nhân sâu răng ở trẻ em. Bởi chúng có khả năng bám dính trên bề mặt răng, các kẽ răng của trẻ. Nếu để lâu, các mảng bám sẽ hình thành tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sâu răng tấn công.

Hãy tập cho bé thói quen ăn rau và hoa quả, bổ sung cho bé các chất cần thiết cho cơ thể mỗi ngày thông qua việc chế biến rau, quả thành các loại sinh tố ngon, ngọt, bắt mắt, kích thích sự tiêu hóa của trẻ.
 Nguyên nhân sâu răng ở trẻ em là gì

Vệ sinh răng miệng sai cách

Bố mẹ thường chỉ để tâm và nhắc nhở khi nào trẻ cần đánh răng, chứ không hề quan tâm tới việc con mình chải răng như thế nào. Chải răng không đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sâu răng phát triển. Trẻ đánh răng thường xuyên cũng có thể bị sâu răng nếu chải răng không đúng cách.

Cần hướng dẫn con em của mình chải răng đúng cách theo lời khuyên của các bác sĩ. Sử dụng kết hợp với chỉ nha khoa để làm vệ sinh răng miệng sau khi ăn, tránh sử dụng tăm dễ làm hư hại men răng của trẻ.

Một số nguyên nhân khác

Nguyên nhân sâu răng ở trẻ em còn do một số tác động từ bên trong khác như người mẹ trong quá trình mang thai bị sâu răng, ảnh hưởng tới sự hấp thụ canxi của trẻ, khiến trẻ khi mọc răng có hàm răng yếu, dễ bị vi khuẩn tấn công.

Các yếu tố ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của trẻ như bẩm sinh, sử dụng thuốc cũng là nhân tố gây nên sâu răng của trẻ. Nước bọt còn có tác dụng chống lại mảng bám và vi khuẩn trong khoang miệng. Khi tuyến nước bọt bị ảnh hưởng, nguy cơ bị sâu răng của trẻ cũng trẻ nên cao hơn.

Cách điều trị sâu răng ở trẻ 

Dựa vào mức độ sâu răng của trẻ mà bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị cụ thể:

Mức độ mới chớm sâu

Trong trường hợp này, răng chỉ mới xuất hiện những đốm sâu răng nhỏ, chưa gây ảnh hưởng quá lớn đến răng thì bác sĩ có thể sử dụng các chất calcium, phosphate, fluorine trám vào chỗ răng sâu. Cách thực hiện này khá đơn giản nên cha mẹ có thể đưa bé đến trung tâm nha khoa để thực hiện.

Mức độ sâu răng nặng

Ở giai đoạn này khi các lỗ sâu đã hình thành khá lớn, gây đau nhức dữ dội ở trẻ hoặc răng trẻ bị vỡ mẻ ra thì lúc này, bác sĩ cần phải thăm khám, xem xét kỹ lường tình trạng sâu răng đã lan đến tủy chưa, nếu tủy bị viêm nhiễm thì cần điều trị nội nha trước tiên nhằm bảo tồn răng sau đó mới tiến hành trám.

Khi vết sâu được làm sạch thì phần răng mất mô sẽ được trám bít vật liệu Composite vào trong, tái tạo hình dáng và chiếu đèn laser đông cứng vết trám. Cấu trúc răng sẽ được tái thiết và đau nhức răng cũng được hạn chế.

Bài viết trích nguồn tại: https://niengrangmaccaikimloaidep.blogspot.com/
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline:  (+84 8) 66820346
Ngavvt
 
Top