Hàm móm là gì? Bọc răng sứ là gì? Bị móm bọc răng sứ duy trì được bao lâu? Phương pháp trị móm nào an toàn và hiệu quả nhất hiện nay? Đây là những vấn đề khách hàng quan tâm khi có nhu cầu điều chỉnh móm bằng bọc sứ cho răng. Hiểu được điều này, dưới đây, nha khoa xin cung cấp tới bạn các thông tin giải đáp về dịch vụ.

Có bọc răng sứ cho răng bị móm được không?

Món là một trong những khiếm khuyết hàm mặt dễ thấy, thường biểu hiện rõ nhất khi người đã ở tuổi trưởng thành. Người bị móm thường gặp khó khăn trong việc ăn nhai do hai hàm cách xa nhau, kèm theo phát âm không chuẩn xác. Mặt khác, móm hàm còn khiến cho người mắc phải bị tự ti vì diện mạo kém duyên dáng trong giao tiếp.

Nguyên nhân gây nên tình trạng móm chính là do dương hàm phát triển không đồng nhất. Xương hàm dưới có xu hướng dài hơn xương hàm trên, khiến phần cằm đưa về phía trước, hàm trên không bao bọc hàm dưới. Một số người móm nặng sẽ bị lệch cả trục hàm, hoặc kèm theo răng mọc lộn xộn.


Bị móm có bọc răng sứ được không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nếu xét về nha khoa, để bọc răng sứ diễn ra trôi chảy bạn cần có một hàm răng đều đặn. Lúc này bọc răng sứ mới phát huy hết khả năng thẩm mỹ. Bọc răng sứ không có khả năng điều trị móm.

Do đó, dể được điều trị tốt nhất thì người bệnh nên nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt, sau đó chiếu chụp phim hàm để xác định rõ nguyên nhân gây móm. Nếu như muốn điều trị móm thì phải biết nguyên nhân, sau đó khắc phục triệt để. Người mắc móm hàm do xương không thể dùng bất kì can thiệp nha khoa nào, dù là bọc răng sứ hay niềng răng mà có thể điều trị được.

Để tránh lãnh phí một khoản tiền khá lớn cho việc bọc răng sứ, nhưng lại không mang đến hiệu quả thẩm mỹ. Những trường hợp bị móm cần xem xét kỹ các vấn đề nói trên.

Những Trường Hợp Có Thể Tiến Hành Bọc Răng Sứ

- Bọc răng sứ tuy là kĩ thuật phục hình răng thẩm mỹ đang được ưa chuộng nhất hiện nay, nhưng không phải trường hợp nào cũng có thể thực hiện được. Dưới đây là một số trường hợp răng bị hư hỏng, khiếm khuyết được phép sử dụng phương pháp này, các bạn hãy cùng tham khảo nhé!

- Răng bị nhiễm màu nặng, không thể thực hiện tẩy trắng răng.

- Răng bị sứt mẻ – gãy vỡ lớn (trên ½ thân răng), không thể bảo tồn bằng hàn trám răng.


- Răng bị sâu, viêm tủy hoặc hoại tử tủy.

- Răng bị hô, móm, lệch lạc, chen chúc… ở mức độ nhẹ.

- Hàm răng bị hở kẽ nhiều (khoảng hở trên 2mm), hàn trám răng không mang lại hiệu quả.
 
Top